Members

NHỮNG GIÁO HUẤN CỦA BẬC THẦY ĐÁNG KÍNH CHIN KUNG

NHỮNG GIÁO HUẤN CỦA BẬC THẦY ĐÁNG KÍNH CHIN KUNG

>> Xem chi tiết: https://adidaphat.gn.com.vn/dao-phat

Phật giáo là một nền giáo dục, chứ không phải là một tôn giáo. Chúng ta không tôn thờ Đức Phật mà chúng ta tôn kính Ngài như một bậc Thầy. Những lời dạy của Ngài làm cho chúng ta thoát khỏi khổ đau và đạt được niềm hạnh phúc vô biên.
Đức Phật nghĩa là gì? Đức Phật là đấng giác ngộ, hiểu biết hoàn toàn. Sự hiểu biết hoàn toàn là khi Ngài nhận rõ chân lý về đời sống và vũ trụ. Đó là khi Ngài thoát ra khỏi vô minh một cách tuyệt đối.
Sự tinh khiết là gì? Sự tinh khiết là tách khỏi sự ô uế (đó là lòng tham lam, lòng căm hờn và sự ngu ngốc ) hiện diện trong tâm hồn của chúng ta. Sự trau dồi đang làm tinh khiết những điều ô uế, loại chúng ra khỏi tâm hồn của mỗi chúng ta.
Để giữ cho tâm hồn của chúng ta tinh khiết và thanh bình giống như việc giữ một ao hồ sạch và không bị dao động cho dù đó là những gợn sóng lăn tăn. Khi nước sạch và bất động, nó có thể phản chiếu bầu trời, cây cối...như chúng đang là mà không có chút bóp méo nào. Tâm hồn của chúng ta cũng như vậy. Khi chúng ta bị ô uế bởi lòng tham lam, sân hận, si mê và bị quấy rầy bởi sự phân biệt đối xử và sự ràng buộc, có nghĩa chúng ta đang bóp méo bức tranh thực tế và sai lầm khi nhìn thấy vạn sự vạn vật theo một lăng kính bóp méo. Sự nhận thức thực tế sai lầm, có thể ngăn cản chúng ta khỏi việc tận hưởng một đời sống trong sáng và hạnh phúc.
Học để quay trở lại ánh sáng chung quanh, phản chiếu chính mình và làm mượt mà tâm hồn của chúng ta. Mọi thứ bên ngoài bản thân chúng ta đều bình đẳng; rác rưởi không cảm thấy nó không sạch và mọi loài hoa không biết chúng có hương thơm, không có điều gì như là sự phân biệt. Chúng ta phải để tâm hồn của chúng ta thanh bình mà không có sự trói buộc nào, đây là hạnh phúc chân thật.
Đừng nhìn vào lỗi lầm của người khác và đừng nói với họ về lỗi lầm đó, thậm chí đừng để lại một hình ảnh về lỗi lầm nào trong tâm hồn của bạn. Một bậc Thầy đáng kính đã nói: “Nnhững người tu tâm dưỡng tánh tốt, không thấy lỗi lầm của chúng sanh”. Chúng ta nên học hỏi để tự thấy lỗi lầm riêng của chúng ta.
Sẽ lợi ích tuyệt vời nếu bạn có thể thực hành phương pháp tụng mười danh hiệu chín lần trong mỗi ngày. Mỗi lần tụng niệm không nên có những nỗi đau đớn, suy nghĩ lung tung hoặc lo lắng. Vượt qua một lần, sức mạnh của sự thực tập này sẽ thăng hoa, nó có thể giúp bạn đạt đến miền đất Tịnh độ.
Sự trau dồi được thực tập trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không nên nhìn mọi thứ không bình thường, thật đơn giản trong việc thay đổi chính mình cho tốt hơn.
Mười lời nguyện đầu tiên của Bồ tát Quan Thế Âm là tôn kính. Chúng ta thực tập nó bằng việc làm tinh khiết những hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta. Nếu không có những sự tinh khiết này thì cho dù bạn có cúi đầu trước Đức Phật mười ngàn lần, cũng không được xem như là sự tôn kính thực sự.
Bằng cách nào chúng ta biết sự trau dồi của chúng ta đã cải thiện. Khi nào chúng ta bắt đầu hiểu sự sâu xa của kinh, khi chúng ta có thể tụng từng hàng kinh và nhận ra ý nghĩa đích thực về những lời dạy của Đức Phật. Đó là khi sự trau dồi của chúng ta đã cải thiện.
Tâm hồn của bạn thực sự xuyên qua việc đạt đến miền đất Tịnh độ hay không? Muốn đạt đến miền đất tịnh độ là một ao ước lớn lao của tất cả chúng sanh. Muốn vậy, chúng ta hãy đi ra khỏi sự ham muốn thế gian và tụng niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một cách thiết tha, thành kính.
Nghĩ tới Đức Phật là chăm chú vào sự minh triết đúng đắn.
Mục đích chủ yếu dẫn đến tất cả những phương pháp trau dồi là tâm hồn hoàn toàn tinh khiết và bình thản. Đó là bản chất căn nguyên của chúng ta, bản chất Phật tánh của chúng ta.
Suốt thời gian học giáo pháp, chúng ta phải chân thành khi tụng những bài kinh nhằm chạm đến tâm của việc tụng niệm. Những từ ngữ của kinh nên được phát ra từ tấm lòng chân thành, chứ không đơn thuần chỉ đọc suông nơi miệng. Chúng ta phải trau dồi một cách chân thật. Những người có khả năng, chỉ cần nhìn bạn có thể nói có phải bạn là người chân thành khi tụng niệm hay không? Hay chỉ tụng suông như một trò biểu diễn mà thôi.
Suốt thời gian nghe pháp hoặc tụng kinh, luôn luôn có người giúp đỡ trong việc bếp núc hoặc làm hương đăng ( cắm hương hoa,lau dọn bàn thờ hoặc trang hoàng chánh điện....). Chúng ta phải biết rằng công đức của những người này sánh bằng những người đang ngồi tụng niệm, đọc kinh trong chánh điện, bất chấp việc họ đang chấp tác phục dịch ở phía bên ngoài. Không bao giờ cho rằng việc chấp tác ở chánh điện là tốt hơn ở những nơi khác, luôn luôn nhìn mọi thứ với đôi mắt bình đẳng.
Ngày nay, nhiều người không thực sự hiểu những lời dạy thích đáng và cũng không quan tâm. Mối quan tâm của họ nằm trong việc ân hận những lỗi lầm cũ trong quá khứ và thường tìm đến những thời pháp như là mục đích duy nhất. Đó là trách nhiệm của chúng ta để giải thích những lời dạy thích hợp đối với họ và tìm ra cách đúng của việc trau dồi. Chỉ xuyên qua việc trau dồi có thể phát ra từ những lỗi lầm trong quá khứ, vì vậy sẽ biết họ đã có lầm lỗi ở đâu và sẽ không lập lại những lỗi lầm của họ.
Để hiểu những lời dạy hoàn toàn xuyên suốt, đầu tiên người ta phải trau dồi tâm tinh khiết. Khi tâm tinh khiết đạt được, những lời dạy sẽ được học một cách tự nhiên. Nếu không có tâm tinh khiết, người ta có thể nghiên cứu những lời dạy trong khoảng 1.000 năm mà vẫn không thể hiểu tất cả được.
Những ai trong số các bạn quan tâm kinh giải thích trong tương lai phải ghi nhớ kinh mà bạn dự định diễn thuyết thêm vào sự giải thích kinh bởi một người Thầy được ủy quyền. Cách này được thực hành bởi tất cả những người diễn thuyết đầy thành công trong quá khứ. Nếu người diễn thuyết không thể nhớ tài liệu và không thể đáp ứng những chuẩn mực, vị ấy nên đi ra khỏi tất cả những ràng buộc của họ đối với thế giới và niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một cách chân thật. Không cần thất vọng hoặc cảm thấy lo lắng vì không thể diễn thuyết kinh.
Việc đưa những lời dạy thành sự thực hành, điều đầu tiên chúng ta nên trau dồi tâm tinh khiết. Tâm tinh khiết là một tâm hồn không có sự phân biệt và những ràng buộc. Chúng ta phải phát triển sự hiểu biết một cách thích hợp bằng cách lắng nghe những sự giải thích về những lời dạy của Đức Phật A Di Đà.
Chúng ta nên đối đãi với tất cả mọi người bằng tấm lòng tôn kính và chân thành. Chúng ta phải có trách nhiệm về những hành động của chúng ta và cẩn thận khi nắm giữ những quyền sở hữu của người khác. Hãy thận trọng với lời nói và hành động để tránh việc làm xâm hại đến người khác.
Lắng nghe nhiều hơn, nói ít hơn.
Chỉ như một bác sĩ kê đơn thuốc theo nhu cầu của người bệnh, chúng ta phải cung cấp những lời dạy phù hợp với nhu cầu của người học. Chúng ta phải cân nhắc khả năng quan tâm của họ và có thể xác định căn nguyên những vấn đề của họ. Chỉ theo cách này, chúng ta có thể giúp ích rất nhiều chúng sinh đang chờ đợi chúng ta.
Trước đây Đức Phật đã dạy: “Tất cả những điều luật phát sinh đều xuất phát từ tâm tánh của chúng sanh”. Tương lai nằm trong bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn luôn nghĩ về Đức Phật, chúng ta sẽ trở thành một Đức Phật. Nếu bạn luôn luôn nghĩ về Bồ Tát, chắc chắn bạn sẽ trở thành một Bồ Tát. Nếu bạn cho rằng tất cả suy nghĩ của bạn suốt ngày là đúng và những suy nghĩ của người khác là sai lầm; hoặc giả suốt ngày bạn cứ suy nghĩ cách để dành được quyền lực hơn kẻ khác; hoặc trong đầu bạn chỉ toàn những suy nghĩ phân tán, thì tương lai của bạn sẽ hoàn toàn ở trong ba đường ác ( đó là địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh).
Căn nguyên những khổ đau của con người và những phiền não đều do tâm niệm phân biệt và những ràng buộc vào những điều phi thực tế. Đức Phật dạy chúng ta làm thế nào để tháo gỡ và không có sự phân biệt đối xử. Nếu chúng ta lắng nghe và thực hành theo những lời dạy, chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều những mơ hồ trong thế giới này.
Những khác nhau giữa thành công và thất bại của sự trau dồi nằm ở thái độ hiểu biết của bạn. Hãy khiêm tốn, chân thành và tỏ vẻ tôn kính. Đừng nghĩ bạn là ở đỉnh cao của mọi thứ.
Việc đưa ra sự thực hành về sáu nguyên tắc được trau dồi bởi những Bồ Tát có nghĩa là “hãy đi”. Chúng ta nên đi ra khỏi tất cả những bộn bề lo toan đối với thế giới này và đặt niềm tin trong mỗi danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Chúng ta phải được thừa nhận để đạt đến miền đất Tịnh độ.
Khi chúng ta tụng chương thứ sáu của kinh về sự tinh khiết, bình đẳng của Đức Phật A Di Đà trong mỗi thời công phu khuya, chúng ta đang tiếp nhận những lời thề nguyện của Đức Phật A Di Đà như là lời thề nguyện riêng của chúng ta. Chúng ta đang mở rộng tâm của chúng ta và những lời thề nguyện càng ngày càng lan rộng cho đến khi chúng ta có thể phát triển toàn bộ vụ trụ. Vào buổi tối, những bài tụng từ chương thứ 32 đến chương thứ 37, khi chúng ta tự phản chiếu chính mình để xem có phải những hành động suốt ngày của chúng ta có hòa hợp với những lời dạy trong kinh hay không? Đây là tinh thần đúng đắn đằng sau những thời kinh sáng và tối ( công phu khuya và công phu chiều). Những thời tụng này không chỉ ra vài thứ gì đó được làm mà vì lợi ích của việc làm đó.




Khi chúng ta dịch những bài kinh Phật và những lời dạy của Đức Phật, chúng ta nên tránh việc dùng những thuật ngữ học để không làm cho những ai mới tìm hiểu phật pháp cảm thấy bối rối. Dịch bản chất về những lời dạy và không bị trói buộc đối với những từ chính xác về nguyên bản gốc.
Tại một nơi trau dồi thích hợp, bậc thầy hướng dẫn phương pháp và những người đồng hành giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta nên yêu mến cả hai ngang bằng nhau.
Chúng ta phải đáp lại nhờ vào những người trau dồi đồng hành để làm cho đúng những lỗi lầm của chúng ta. Nếu chúng ta không thể chấp nhận những lời phê bình từ người khác, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được sự trau dồi của chúng ta.
Biết cách sử dụng thời gian khôn ngoan. Khi đề cập đến con người và những vấn đề, hãy rõ ràng về điều bạn dự tính làm từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, đừng lãng phí thời gian trong việc lêu lỏng lòng vòng. Nếu thời gian được sử dụng một cách khôn ngoan, thì sẽ có nhiều thời gian để thực hành sự chuyên cần.
Khi chúng ta sống cùng nhau tại một nơi về sự trau dồi thích hợp, chúng ta phải tôn kính cũng như hòa thuận lẫn nhau.
Đức Phật giúp những ai có sự kính mến Ngài. Câu hỏi về những phần còn lại trong việc chấp nhận về lời dạy có mang tính cá nhân hay không? Lòng từ bi của Đức Phật và những lời dạy lan rộng khắp hết thảy chúng sanh, chỉ như ánh mặt trời chiếu sáng một cách cân đối khắp quả đất vĩ đại. Những ai núp trong bóng râm thì sẽ không nhận được những lợi ích từ ánh nắng mặt trời, cũng như những ai tự bao phủ chính mình trong vô minh thì không thể có lợi ích từ những lời dạy của Đức Phật.
Nhiều người rất mạnh mẽ trong việc giúp người khác (trong việc trau dồi), trong khi chính họ vẫn còn xa lạ với những lời dạy của Đức Phật. Chúng ta phải nhớ rằng, trước khi giúp người khác, tự bản thân mình phải đạt đến một trình độ chắc chắn trong việc trau dồi sao cho sự giúp đỡ đó có tính thực tiễn.
Đừng ghen tị với người khác, bạn chỉ làm xâm hại chính mình trong sự tiến bộ.
Trí tuệ là môt sự cần thiết nếu chúng ta thật sự ao ước truyền bá những lời dạy và đem lợi ích đến cho hết thảy chúng sanh. Đừng dùng những cảm xúc khi giúp đỡ người khác mà hãy dùng trí tuệ và lẽ phải. Nếu chúng ta dùng cảm xúc khi đối xử với con người và những vấn đề quan trọng thì thường dẫn đến một hậu quả xấu hơn là một điều tốt.
Việc đạt được kiến thức là do chính con người bạn chứ không phải do Đức Phật hay Bồ Tát. Các Ngài không đòi hỏi bất cứ điều gì từ chúng ta cả mà tất cả đều vì lợi ích của chính chúng ta.
Khi chúng ta tụng niệm một kinh nào đó nhiều lần mà không mệt mỏi, điều đó chứng tỏ chúng ta có thể chấp nhận nghĩa chân thật của lời dạy. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi về việc tụng niệm những bản kinh giống nhau, lập đi lập lại, điều đó chỉ ra rằng bạn không có lợi ích chân thật từ những lời dạy của Đức Phật. Một tâm hồn đặt vào một kinh đang trau dồi sự tập trung. Trí tuệ sẽ phát triển với sự tập trung.
Những ai thực sự hiểu ý nghĩa đích thực về những lời dạy của Đức Phật là người luôn luôn được tắm mình trong ánh sáng trí tuệ của Đức Phât.
Một hành động tử tế tuyệt vời là gì? Một hành động tử tế tuyệt vời là tổng của nhiều hành động nhỏ mà chúng ta thực hành hàng ngày.
Chúng ta không ngừng lưu tâm đến những người luôn lo lắng bởi những phiền não và phát tâm giúp đỡ họ. Học cách để gắn kết tình cảm tốt đẹp với người khác và luôn luôn gần gũi, thân thiện.
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính bạn.
Tôn trọng người khác là tôn trọng chính bạn.
Khi chúng ta thực sự trau dồi, cả tinh thần và thể chất của chúng ta đều khỏe mạnh. Chúng ta sẽ bớt lo lắng hơn và thân thể chúng ta không bị bệnh tật. Chúng ta sẽ luôn luôn bày tỏ sự hài lòng và hạnh phúc. Đây là những lợi ích của việc trau dồi chân chính.
Phương pháp tịnh độ dành cho những ai có căn tu, đã sẳn lòng trở thành Phật ngay trong cuộc sống. Tất cả những lòng thương xót của người tử tế đến từ gốc rễ. Nó là một phần biến chuyển căn cơ của chúng ta. Chúng ta có thể biết khi nào cội rễ tốt của họ đã trưởng thành bằng cách xem xét liệu đức tin, lời thề và sự thực hành của họ có mạnh mẽ và không nao núng hay không.
Chìa khóa dẫn đến thành công là sự chuyên cần.
Các phương pháp khác nhau do Đức Phật chỉ định xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của chúng sanh. Các phương pháp xuất phát một cách tự nhiên từ trái tim thanh khiết, kiên định của Đức Phật mà không có một chút khó khăn nào.
Phương pháp tịnh độ tuy khó tin nhưng dễ thực hành nhất.
Một người trau dồi có thể được ví như một con sâu ăn mòn cây tre. Khi anh ấy thực hành những phương pháp trau dồi khác, anh ấy giống như một con sâu đang ăn thịt mình, mất nhiều thời gian và công sức tẻ nhạt. Nếu anh ta thực hành phương pháp tịnh độ, giống như anh ta đang đi ngang qua cây tre. Anh ta sẽ đạt được quả giải thoát trong một thời gian ngắn và nổ lực nhẹ nhàng hơn.
Những giáo lý có thể được thực hành theo nhiều cách. Đầu tiên là tập trung định tâm bằng cách niệm danh hiệu Đức Phật. (Việc tụng niệm giúp chúng ta đạt được tâm trí duy nhất). Thứ hai là trau dồi kỷ luật bằng cách tránh làm điều ác và thực hành điều lành. Điều này giúp cho tâm trí chúng ta không bị quay cuồng với những suy nghĩ không đúng đắn.
Đối với tính chân chính và cách cư xử đúng mực là những yếu tố tu luyện cần thiết. Nếu một người không thể thực hành những gì được lập kế hoạch trước đó, thì cho dù người ta biết bao nhiêu, tất cả đều trở nên vô dụng đối với cuộc đời của anh ta.
Sự thanh bình của thế giới được đặt căn bản trên sự thanh bình của gia đình.
Nếu một người tuân theo và tuân thủ một cách siêng năng các nguyên tắc được đặt ra trong kim chỉ nam cho người mới bắt đầu tu luyện thì người đó sẽ là một hiền triết trong thế giới ngày nay.
Chúng ta phải dựa vào sự tập trung để cải thiện việc tu luyện của mình. Chúng ta nên giữ bình tĩnh trong bất kỳ tình huống nào. Con đường hiểu biết chung chắc chắn nằm ngoài tầm với nếu chúng ta không thể đạt được sự tập trung thích hợp.
Luân hồi thực sự đáng sợ bởi vì chúng ta rơi xuống thấp hơn trong chu kỳ với mỗi thời gian sống. Chúng ta biết trước điều này vì tâm trí của con người ngày càng trở nên ô nhiễm bởi hành động của họ thường được khơi nguồn từ những ý định xấu xa.
Những thảm họa xuất hiện theo suy nghĩ của con người. Nếu chúng ta muốn xoay chuyển tình thế của vận mệnh, trước hết chúng ta phải hướng tư tưởng của mình đến lòng từ bi và nhân ái. Chúng ta nên ăn chay, không sát sinh và thường xuyên lưu tâm đến lối sống của Đức Phật.
Những lo lắng dấy khởi từ trong tâm trí. Bạn là người khôn ngoan nếu bạn không để mọi thứ làm bạn lo lắng. Không có gì và không ai có thể làm bạn lo lắng nếu không có sự cho phép của bạn.
Hòa hợp với những người chung quanh bạn. Đừng để tính cách cá nhân của bạn làm cản trở mối quan hệ của bạn với những người khác.
Tự bản thân bạn đừng lo lắng những vấn đề trần tục.
Chúng ta không chỉ khiêm tốn khi niệm danh hiệu Phật mà còn khiêm tốn với bất cứ điều gì chúng ta làm.
Chúng ta phải đi vào những giáo lý tuyệt vời xuyên qua phương pháp tu luyện. Tinh tấn tập trung là cách duy nhất để đạt được thành tựu.
Nếu chúng ta muốn mang hòa bình đến với thế giới, chúng ta phải bắt đầu thay đổi đường lối xấu xa của chúng ta. Hòa bình thế giới bắt nguồn từ hòa bình của nội tâm.
Người xưa thường dạy về con đường đạt đến sự thành tựu thông qua sự tưởng tượng về cái bình. Một người tu luyện tự phụ (tự cao tự đại) giống như một cái bình bị đong nước đến vành miệng không thể tiếp nhận thêm một giọt giáo lý chân chính nào. Một người tu luyện vẫn giữ quan điểm cứng đầu của mình giống như một cái bình chưa rửa sạch, bất kỳ giáo lý chân chính nào được truyền cho anh ta sẽ ngay lập tức bị ô uế. Một người tu luyện chấp nhận những lời dạy nhưng không thực hành nó giống như một cái bình bị thủng một lỗ ở đáy bình, mọi thứ nó nhận được chỉ rò rỉ ra ngoài. Chúng ta không nên giống như những người tu luyện vừa đề cập ở trên mà nên chấp nhận trà đạo với một tâm hồn thuần khiết, khiêm tốn và thực sự đưa nó vào thực tế. Chỉ những ai thực hành bài giảng này mới thực sự xứng đáng với những lời dạy mà chúng ta nắm giữ.
Chúng ta phải tẩy sạch tham, sân, si. Ba chất độc này là gốc rễ đằng sau mọi đau khổ của chúng ta.
Chúng ta không thể đạt được sự hiểu biết hoàn toàn bởi vì chúng ta bị dày vò bởi những phiền não và thói quen xấu. Nếu chúng ta thực hành pháp môn tịnh độ và niệm danh hiệu Đức Phật thì chúng ta sẽ trút được gánh nặng và tiến tới con đường hiểu biết.
Những người mới bắt đầu không nên lãng phí thời gian nghiên cứu những giáo lý khác nhau, điều đó chỉ cản trở họ vấn đề tu luyện trái tim trong sáng. Những người đồng tu tịnh độ chỉ nên tụng niệm danh hiệu Đức Phật một cách khiêm tốn.
Q: Chúng ta nên làm gì khi chúng ta mất tập trung trong việc tụng niệm danh hiệu của Đức Phật.

>> Xem thêm: https://adidaphat.gn.com.vn/kinh

Views: 6

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service