Members

Phác đồ điều trị ù tai hiệu quả nhất năm 2020

Nguyên nhân gây ra tình trạng ù tai


Theo thống kê từ các chuyên gia về sức khỏe, một số nguyên nhân có liên quan đến tình trạng ù tai. Bao gồm:


* Do bệnh lý:


- Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, nút ráy tai…


- Ung thư vòm họng gây tắc vòi nhĩ cũng sẽ dẫn đến ù tai, U vòm lành tính...


- Hội chứng khớp thái dương hàm


- Bệnh Meniere.


- U não, phình động mạch của não, u tiền đình ốc tai, tổn thương đầu dây thần kinh thính giác ở trong tai, bệnh về mạch máu của tai.


- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ


* Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc như streptomycin, gentamycin gây nhiễm độc.


* Độ tuổi: càng lớn tuổi, thường là từ 60 tuổi trở lên, các cơ quan sẽ bắt đầu quá trình lão hóa tự nhiên, và không riêng gì cơ quan thính giác.


* Làm việc hoặc sống ở môi trường chịu tác động của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn kéo dài.


* Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng gây ù tai ở nam giới.


* Áp lực, căng thẳng trong công việc.


Triệu chứng của ù tai


- Ù tai thường có thể kéo dài khoảng vài ngày đến thậm chí vài tuần. Bệnh diễn ra liên tục hoặc từng đợt.


- Ù tai cũng dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Những âm thanh như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu,…cảm giác như văng vẳng bên trong tai người bệnh. Người bệnh có thể bị ù tai một bên, thậm chí bị ù tai cả 2 bên.


- Người bệnh cảm nhận triệu chứng này rõ ràng hơn vào lúc ở nơi yên tĩnh hoặc vào ban đêm.


Chẩn đoán ù tai như thế nào?


Khi bệnh nhân bị ù tai cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện những công việc sau:


- Hỏi bệnh:


+ Xác định có đúng bệnh nhân bị ù tai không, một bên hay hai bên, thời gian xuất hiện, đặc điểm tiếng ù, mức độ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và giấc ngủ.


+ Triệu chứng kèm theo như nghe kém, chóng mặt, đau đầu.


+ Tiền sử mắc các bệnh nội khoa, chấn thương sọ não, sử dụng rượu bia, thuốc lá, nghề nghiệp tiếp xúc với tiếng ồn.


- Khám lâm sàng:


+ Nội soi tai mũi họng: đánh giá các đặc điểm giải phẫu và phát hiện các bệnh lý ở tai ngoài, tai giữa, mũi xoang, họng và thanh quản.


+ Khám vùng đầu cổ.


+ Khám tiền đình và phát hiện các dấu hiệu thần kinh khu trú.


- Cận lâm sàng:


+ Đo thính lực đơn âm, thính lực lời: xác định có nghe kém không, loại và mức độ nghe kém.


+ Đo nhĩ lượng và chức năng vòi nhĩ: phát hiện các rối loạn về áp lực của tai giữa, khả năng đóng mở vòi nhĩ thụ động và chủ động.


+ Ù đồ: xác định tần số và cường độ tiếng ù.


+ Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thăm dò khác như chẩn đoán hình ảnh (siêu âm doppler mạch, chụp mạch, chụp cộng hưởng từ sọ não), xét nghiệm máu (phát hiện thiếu máu, rối loạn hormon tuyến giáp, …).


Tại phòng khám đa khoa Nam Việt khoa tai mũi họng hiện tại có đầy đủ các phương tiện để đánh giá chức năng tai nói trên, giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.


Phác đồ điều trị ù tai hiệu quả nhất


Điều trị phẫu thuật


Nhiều phẫu thuật đã được đề xuất nhằm điều trị ù tai, chủ yếu là các ù tai có nguồn gốc cơ học cũng như các nguyên nhân gây ù tai là các khối choán chỗ trong góc cầu - tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền.


Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière.


Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình chỉ được áp dụng để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.


Sử dụng hóa chất để phong bế tạm thời hoặc vĩnh viễn thần kinh giao cảm hòm tai như: dùng lidocain, procain, alcohol, ethylmorphine hydrochloride tiêm dưới niêm mạc ụ nhô. Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm được áp dụng khi phong bế tạm thời không hiệu quả.


Điều trị nội khoa


Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính:


1) Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù,


2) Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.


Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: các adrenergic, các thuốc ức chế adrenergic, antiadrenergic, cholinomimetic, anticholinesterase, cholinolytic, các thuốc giãn cơ trơn, các plasma polypeptide và các vitamin. − Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.


Các thuốc an thần, magnesi sulfate, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.


Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm aminoacyl amide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh. Tương tự, chúng ta có thể sử dụng Tegretol, một thuốc chống co giật thường được sử dụng trong điều trị động kinh và đau thần kinh tam thoa, với mục đích tương tự, nhưng phải chú ý phản ứng phụ gây thiếu máu do suy tủy.


Trên đây là bài viết Phác đồ điều trị ù tai hiệu quả nhất năm 2020 mà chúng tôi gửi đến bạn. Lưu ý đây chỉ là thông tin tham khảo, nếu bạn đang gặp phải tình trạng ù tai, hãy liên hệ Phòng khám Đa khoa Hồ Chí Minh để được tư vấn chính xác.


Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc điền thông tin vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn miễn phí cùng các chuyên khoa.


Chúc bạn sức khỏe!


TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE


(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)


Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515


Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ 


 

Views: 1

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service