Thứ hai, có sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề: Ngoài việc kiểm tra kiến thức thì đề thi còn đánh giá khả năng áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tế.
Câu hỏi có độ khó tăng dần: Để kiểm tra sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, các bài toán thường được thiết kế ở nhiều cấp độ khó khác nhau. Cùng với đó là thiên về kiến thức chương trình: Đề thi thường tập trung vào kiến thức được học trong chương trình trung học phổ thông.
“Phần dễ kiếm điểm nhất thường là các câu hỏi thuộc các chủ đề cơ bản như hàm số, phép tính cơ bản. Phần khó nhất thường là các bài toán yêu cầu kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề phức tạp, thường được phân thành các dạng như bài toán tự chọn, bài toán trắc nghiệm, và bài toán tự luận”, cô Trần Yến Phương chia sẻ.
Cô cho rằng các em học sinh lớp 12 cần hiểu biết sâu về kiến thức thì mới có thể ôn tập và làm bài thi môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các khái niệm, định lý, và phương pháp giải các loại bài toán, các em cần tuyệt đối nắm vững. Kết hợp để làm quen với dạng đề và rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, các em hãy làm nhiều bài tập từ các nguồn tài liệu ôn tập khác nhau, từ các sách giáo khoa, đến các bộ đề thi thử.
Ngoài ra, để thảo luận về các vấn đề khó và học hỏi từ nhau, các em cũng cần tham các lớp học ôn thi hoặc nhóm học tập. Để làm quen với cảm giác thời gian và rèn kỹ năng làm bài dưới áp lực, các em nên thường xuyên thực hành làm bài thi thử.
Nguồn:
https://caodangyduochcm.vn/ky-thi-thpt-quoc-gia/bi-quyet-chinh-phuc...
You need to be a member of On Feet Nation to add comments!
Join On Feet Nation