Members

Bị đau vành tai ngoài có sao không? Cách chữa trị

Bị đau vành tai ngoài có sao không và Cách chữa trị thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau.Việc bị đau vành tai ngoài khiến cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu và gặp rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. 


Đau nhức vành tai cảnh báo bệnh gì?


Đau nhức vành tai có thể do các tác nhân bên ngoài hoặc do viêm vành tai. Viêm vành tai là bệnh do vi khuẩn ký sinh tại vành tai. Trong bệnh viêm vành tai thường xảy ra ở 2 thể là viêm mô tế bào tai và viêm màng sụn. Đau nhức vành tai có thể là triệu chứng của các bệnh dưới đây:


Viêm mô tế bào tai


Thường có biểu hiện là tai sưng, có ban đỏ, nóng và nhạy cảm đau. Nhất là dái tai sưng nề và đỏ, chấn thương nhẹ ở tai là yếu tố thuận lợi gây viêm mô tế bào tai.


Viêm màng sụn


Là nhiễm khuẩn màng sụn tai thường đi kèm với nhiễm khuẩn sụn bên dưới loa tai (viêm sụn). Do viêm làm gián đoạn dòng máu chảy đến sụn nên có thể gây ra dị dạng tai.


Triệu chứng gồm: sưng, nóng đỏ và rất nhạy cảm đau ở loa tai, thường không ảnh hưởng đến dái tai. Bỏng, chấn thương ở tai hoặc xỏ lỗ tai thường là yếu tố thuận lợi gây viêm sụn và mầm bệnh hay gặp là vi khuẩn Pseudomonas aerunosa và S.aureus.


  • Nhiều trường hợp người bệnh chịu chấn thương ở tai do xỏ lỗ tai. Đây là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh và vi khuẩn gây viêm sụn. Chúng ta có thể kể đến như Pseudomonas aeruginosa hay S.aureus.
  • Người bệnh ngủ sai tư thế, nằm nghiêng một bên quá lâu, từ đó khiến cho tai chịu áp lực mạnh và bị đau.
  • Nhiều trường hợp người bệnh đi bơi không cẩn thận bị nước vào tai hoặc ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo.
  • Bệnh nhân có thói quen ngoáy tai bằng vật nhọn không đúng cách. Điều này dẫn đến tình trạng tổn thương tai, đây là điều kiện lý tưởng cho các loại khuẩn tấn công gây đau đớn.
  • Côn trùng đốt hay cắn dẫn tới tổn thương nhẹ vùng vành tai.
  • Xuất hiện khối u hoặc mụn nhọt ở tai cũng khiến bà con cảm thấy bị đau vành tai ngoài.
  • Do tai phải chịu các tác động ngoại lực: va đập, bị vật nặng đè lên cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
  • Dị ứng cũng gây ra tình trạng bà con bị đau vành tai ngoài.

Bị đau vành tai ngoài là do viêm tai sẽ có những biểu hiện rõ rệt. Có thể kể đến như tai bị bị viêm nhiễm, hiện tượng đau nhức, chảy mủ kéo dài và đặc biệt là có khả năng lây nhiễm sang các cơ quan khác.


Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và vô cùng khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau vành tai do viêm thì có khả năng lớn hệ thống tiếp nhận âm thanh của tai bị ảnh hưởng.


Đau vành tai bên ngoài cũng có nhiều biểu hiện đau nhức đi kèm giống như các vị trí khác của tai. Đặc biệt, nếu chạm mạnh vào tai sẽ rất đau và khó chịu. Những trường hợp nhạy cảm như vậy phải đến ngay bác sĩ để khám chữa.


Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần hết sức lưu ý trong vấn đề khám chữa bệnh. Bạn cần tìm đến những địa chỉ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy nên bệnh nhân cần lựa chọn kỹ càng cơ sở khám chữa bệnh cho mình và người thân.


Cách điều trị khi bị đau vành tai ngoài


Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau vành tai ngoài nhưng không biết mình nên điều trị sao cho phù hợp. Nếu không kịp thời khắc phục và chữa trị tận gốc, bệnh rất dễ gây nên tình trạng đau đớn kéo dài và dễ tái phát. Thậm chí, nếu nguyên nhân là do virus và vi khuẩn thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng khó lường.


Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Dưới đây là một vài lưu ý tôi xin giới thiệu để bệnh nhân có hướng điều trị hiệu quả, phù hợp:


Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ


Việc đầu tiên cần lưu ý trong quá trình điều trị đau vành tai đó là giữ gìn vệ sinh tai hàng ngày. Bà con có thể sử dụng cồn y tế, nước muối sinh lý để vệ sinh, phù hợp nhất là sử dụng bông gòn thấm dung dịch để lau vành tai.


Tuy nhiên, bà con cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng tránh khiến tổn thương vành tai. Tuyệt đối không dùng vật dụng sắc nhọn hoặc móng tay để ngoáy tai. Sau khi tắm rửa hay bơi lội thì nên dùng máy sấy thổi khô nước ở trong ống tai. Những trường hợp người bệnh đang bị viêm tai thì nên tránh bơi lội hoặc hoạt động dưới nước trong thời gian điều trị bệnh.


Tránh nằm ngủ đè lên tai


Khi bà con bị đau vành tai ngoài thì điều cần chú ý trong sinh hoạt đó là đổi tư thế khi ngủ. Tuyệt đối không được nằm nghiêng sang một bên quá lâu. Nếu nằm đè lên chỗ đau còn khiến tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng hơn.


Việc thay đổi tư thế ngủ linh hoạt và không chỉ giúp vành tai giảm đau mà còn rất tốt cho sức khỏe. Lượng máu lưu thông trong tĩnh mạch sẽ linh hoạt hơn và các bó cơ cũng được thư giãn.


Không được tự ý dùng thuốc ngoài


Có rất nhiều trường hợp bà con chủ quan, nghĩ rằng bị đau vành tai ngoài là hiện tượng bình thường. Suy nghĩ sai lầm này dẫn đến việc người bệnh tự ý mua thuốc điều trị để dùng tại nhà.


Việc dùng thuốc mà không có sự chỉ định hay kê toa của bác sĩ chuyên khoa vô cùng nguy hiểm. Thậm chí nếu người bệnh dùng quá liều có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên chú ý sử dụng thuốc bôi ngoài da ở vết sưng vành tai theo chỉ định của chuyên gia.


Thăm khám để được bác sĩ tư vấn


Nếu bà con bị đau vành tai nhưng không rõ nguyên nhân thì cần được thăm khám chuyên khoa để được theo dõi chi tiết. Đặc biệt là hiện tượng đau còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như sưng tấy, nóng, sốt, tiết dịch màu vàng… thì vô cùng nguy hiểm.


Việc đến khám, xét nghiệm sẽ giúp bà con xác định được chính xác bệnh lý mà mình gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được những phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm. Người bệnh cũng sẽ không gặp phải những tình trạng bị đau vành tai ngoài tái phát nhiều lần.


Bị đau vành tai ngoài có sao không và Cách chữa trị được trình bày và chia sẻ với các bạn đọc với mong muốn các bạn sẽ tìm được cho mình nơi thăm khám phù hợp và các phương pháp điều trị tình trạng đau tai ngoài nhằm bớt khó chịu hơn trong cuộc sống hằng ngày.


Mọi thắc mắc chi tiết các bạn có thể gọi về Hotline hoặc nhấp vào KHUNG CHAT để lại câu hỏi cho các chuyên gia tư vấn miễn phí.


TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE


Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515


(Được sở y tế cấp phép hoạt động)


Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ 


 


 

Views: 8

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service